Giới thiệu đôi nét về đất nước Azerbaijan
Azerbaijan (phiên âm: A-déc-bai-gian hoặc A-déc-bai-dan), tên đầy đủ là Cộng hoà Azerbaijan. Đây là một quốc gia vùng Kavkaz nằm trên ngã tư đường giao giữa Đông Âu và Tây Á. Theo vị trí địa lý, Azerbaijan giáp với Biển Caspia ở phía đông, phía tây bắc là Georgia còn ở phía nam là Iran và giáp với Armenia ở phía tây.
1. Lịch sử của đất nước Azerbaijan
Theo lịch sử viết lại: Những người định cư sớm nhất tại Azerbaijan ngày nay là người Caucasian Albania – một tộc người nói ngôn ngữ Caucasia. Và cùng theo đó, Azerbaijan từng là nơi sinh sống của nhiều bộ tộc, gồm Ba Tư, Armenia, Hy Lạp, La Mã, Ả Rập, Turk, Mông Cổ và Nga. Theo đó, ngôn ngữ Turkic đã có ở vùng Azerbaijan thế kỷ 11 được biết đến là kết quả từ cuộc di cư của người Turk tới đây.
Tên của vương quốc được thành lập đầu tiên ở Azerbaijan là Mannae ở thế kỷ thứ 9 trước Công Nguyên. Theo lịch sử ghi lại, vương quốc này tồn tại đến tận năm 616 trước Công Nguyên và đến năm 549 trước Công Nguyên đã trở thành một phần của Đế chế Ba Tư. Lãnh thổ Caucasian Albania được thành lập ở thế kỷ thứ 4 trước Công Nguyên và gồm những lãnh thổ ngày nay là quốc gia Azerbaijan.
Đạo Hồi nhanh chóng phát triển trong vùng Azerbaijan sau những cuộc chinh phục của người Ả Rập trong thế kỷ thứ bảy và thứ tám. Sau khi quyền lực của Khalifate Ả Rập suy tàn, nhiều quốc gia bán độc lập được thành lập, vương quốc Shirvanshah là một trong số đó. Ở thế kỷ 11, lực lượng chinh phục Seljuk Turks trở thành lực lượng hùng mạnh tại Caucasus và dẫn tới việc thành lập một Azerbaijanis tạm thời theo ngôn ngữ. Ở thế kỷ 13 và 14, đất nước này phải chịu những cuộc xâm lược Mông Cổ-Tatar.
Sau triều đại Safavid, Azerbaijan trải qua một giai đoạn phân chia phong kiến ngắn ở giữa thế kỷ 18 tới đầu thế kỷ 19, và gồm các vương quốc độc lập dưới quyền các khan. Sau hai cuộc chiến giữa Đế chế Iran Qajar, cũng như Ganja, Guba, Baku và các vương quốc Khan độc lập khác cùng Đế chế Nga, vùng Caucasus bị người Nga chiếm đóng theo Hiệp ước Gulistan năm 1813, và Hiệp ước Turkmenchay năm 1828, và nhiều hiệp ước khác trước đó giữa các Sa hoàng Nga và các Khan trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 19. Năm 1873, dầu mỏ được tìm thấy tại thành phố Baku, thủ đô tương lai của Azerbaijan. Tới đầu thế kỷ 20 hầu như một nửa lượng dầu cung cấp trên thế giới bắt nguồn từ Azerbaijan.
Sau sự sụp đổ của Đế chế Nga trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Azerbaijan cùng Armenia và Georgia trở thành một phần của Cộng hòa Dân chủ Liên bang Transcaucasian có thời gian tồn tại ngắn ngủi. Khi nước cộng hòa giải tán tháng 5 năm 1918, Azerbaijan tuyên bố độc lập với cái tên Cộng hòa Dân chủ Azerbaijan. Cộng hòa Dân chủ Azerbaijan là chế độc cộng hòa Hồi giáo nghị viện đầu tiên trên thế giới và chỉ tồn tại trong 2 năm, từ 1918 tới 1920, khi các lực lượng Hồng Quân Xô viết xâm chiếm Azerbaijan. Tháng 3 năm 1922, Azerbaijan, cùng Armenia và Gruzia, trở thành một phần của Transcaucasian SFSR bên trong Liên bang Xô viết mới được thành lập. Năm 1936, TSFSR bị giải tán và Azerbaijan trở thành một nước cộng hòa thuộc Liên bang Xô viết với cái tên Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Azerbaijan.
Năm 1990, người Azerbaijan tập hợp lực lượng phản đối quyền quản lý Xô viết và thúc đẩy giành độc lập. Những cuộc biểu tình đã bị người Xô viết can thiệp đàn áp dã man trong cái mà hiện họ gọi là Tháng 1 Đen. Năm 1991, Azerbaijan tái lập quyền độc lập sau sự sụp đổ của Liên bang Xô viết. Những năm đầu độc lập bị bao phủ bóng đen bởi một cuộc chiến tranh với Armenia và những người Armenia ly khai về vùng Nagorno-Karabakh. Dù đã có một thỏa thuận ngừng bắn từ năm 1994, Azerbaijan vẫn chưa giải quyết được cuộc xung đột này với Armenia. Từ khi cuộc chiến chấm dứt, Azerbaijan đã mất quyền kiểm soát 14% lãnh thổ gồm cả Nagorno-Karabakh. Vì cuộc xung đột này, cả hai nước đều phải đối đầu với những vấn đề người tị nạn và tình trạng chuyển dịch chỗ ở trong nước cũng như các khó khăn kinh tế.
2. Đôi nét về địa lý của Azerbaijan
Azerbaijan có chín trong mười một vùng khí hậu. Đây là quốc gia khô cằn, khô và khí hậu cận nhiệt đới với mùa hè nóng và mùa đông ôn hoà. Nhiệt độ thay đổi theo mùa và theo vùng.
Ở vùng đất thấp phía tây nam, nhiệt độ trung bình là 6 °C (43 °F) và mùa đông và 26 °C (79 °F) vào mùa hè — dù nhiệt độ tối đa thông thường ban ngày có thể tới 32 °C (90 °F). Ở những rặng núi phía bác và phía tây nhiệt độ trung bình 12 °C (54 °F) vào mùa hè và −9 °C (16 °F) vào mùa đông.
Lượng mưa hàng năm trên hầu hết đất nước thay đổi trong khoảng từ 200 mm tới 400 mm
>>> Xem thêm: Khám phá Cung điện Sheki Khan khi tham gia tour đi Azerbaijan